UỐNG VITAMIN THẾ NÀO ĐỂ TỐI ƯU HÓA TÁC DỤNG? | Chiwon Place

UỐNG VITAMIN THẾ NÀO ĐỂ TỐI ƯU HÓA TÁC DỤNG?

##featured https://68.media.tumblr.com/b1c89361dba51fccd45e37f651d5552f/tumblr_oqg0u9FEvt1tkych9o3_1280.jpg##

"Chị ơi uống thế nào để hấp thụ tốt nhất ạ?" - Đây là câu hỏi mà Chiwon thường xuyên nhận được khi tư vấn cho khách :D. Mặc dù với mỗi sản phẩm bán ra Chiwon luôn có card hướng dẫn uống cụ thể đi kèm, nhưng nếu bạn là fan của các loại TPCN thì việc hiểu được các quy tắc uống cơ bản để tối ưu hóa hiệu quả sẽ giúp bạn chủ động hơn nhiều trong việc sắp xếp thời gian uống và tránh mua các sản phẩm không cần thiết.

Nếu bạn uống các loại Vitamin đã có sự kết hợp sẵn thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng nếu bạn muốn uống riêng lẻ từng loại để phục vụ từng như cầu làm đẹp riêng thì hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn ^^.

1. CHẤT HÒA TAN TRONG CHẤT BÉO (FAT-SOLUBLE) NÊN UỐNG CÙNG BỮA ĂN NHIỀU CHẤT BÉO
Vitamin tan trong chất béo được hấp thụ trong bạch huyết, ruột non, vận chuyển trong máu, cần phải có mật acid để được hấp thụ, được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng khi cần.

Vì các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong cơ thể, và có thể dẫn đến độc hại nếu mức độ tích tụ quá cao nên các bạn cần phải cẩn thận khi bổ sung các vitamin tan trong chất béo nhé. Các chất hòa tan trong chất béo bao gồm:
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin E (tocopherols và tocotrienols)
- Vitamin K
- Beta-caroten (vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Beta-Carotene thuộc Fat-Soluble hay Water-Soluble, tuy nhiên vì Beta-Carotene là một dạng của Vitamin A nên hầu hết các chuyên gia đều xếp nó vào nhóm Fat-Soluble)
- Coenzyme Q10

Các vitamin tan trong chất béo sẽ được hấp thụ tốt nhất nếu uống cùng bữa ăn có nhiều chất béo tốt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bạn tăng hàm lượng chất béo trong bữa ăn lên đâu nhé. Thay vào đó, các bạn nên tìm ra bữa ăn nào trong ngày có chứa nhiều chất béo nhất rồi uống các loại vitamin trên. Hoặc các bạn có thể uống vitamin tan trong chất béo cùng những loại TPCN có chứa chất béo như Omega-3. Các vitamin tan trong chất béo cũng có thể uống cùng lúc với nhau nha.

2. CHẤT HÒA TAN TRONG NƯỚC (WATER-SOLUBLE) CÓ THỂ UỐNG CÙNG HOẶC KO CÙNG THỨC ĂN
Vitamin C và tất cả vitamin nhóm B đều thuộc nhóm hòa tan trong nước. Các chất hòa tan trong nước dễ dàng được hấp thụ trong cơ thể hơn hòa tan trong chất béo, chúng cũng không được lưu trữ trong cơ thể vì vậy những chất này cần được bổ sung thường xuyên. Thận cũng sẽ loại bỏ lượng vitamin dư thừa để chúng được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là bạn có thể uống vitamin B và C với số lượng không giới hạn đâu nhé ^^.

Các vitamin hòa tan trong nước bao gồm:
- Vitamin C
- Thiamin HCL (Vitamin B1)
- Riboflavin (Vitamin B2)
- Niacin (Vitamin B3)
- Pantothenic Acid (Vitamin B5) 
- Pyridoxine (Vitamin B6) 
- Biotin (còn được gọi là B7)
- Folic Acid (Vitamin B9)
- Vitamin B12 (Vitamin này được lưu trữ trong gan).

Các vitamin tan trong nước không cần phải uống cùng chất béo hay thức ăn, trừ khi việc uống ngoài bữa ăn làm dạ dày của bạn khó chịu. Các Vitamin trong nhóm B nên uống cùng lúc với nhau.

Các loại khoáng chất không phải Fat-Soluble nên cũng không cần uống cùng thức ăn (trừ Zinc và Copper hay làm bụng khó chịu nếu uống lúc bụng rỗng).

Calcium (đặc biệt là các loại TPCN dạng canxi cacbonat) có khả năng trung hòa acid dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, môi trường acid bình thường của dạ dày cũng đã rất lý tưởng cho việc tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn không mong muốn. Vì vậy, hãy uống calcium lúc dạ dày rỗng để sẽ giúp khả năng hấp thụ được tốt hơn.

3. AMINO ACID (HAY CÒN GỌI LÀ AXIT AMIN) NÊN UỐNG RIÊNG LẺ:
Amino acid có thể uống cùng hoặc không cùng lúc với thức ăn. Tuy nhiên, việc hấp thụ các Amino acid có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chúng ta ăn, nên nếu không rành về các chất phản ứng với nhau thì tốt nhất là ko nên uống Amino Acid cùng bữa ăn các bạn nhé (trừ khi mục tiêu muốn cải thiện của bạn là các hàng rào máu não).

Dành cho bạn nào chưa biết: Amino Acid là đơn vị cấu trúc cơ bản của Protein, giúp sửa chữa và phục hồi các mô, cung cấp năng lượng, cải thiện trạng thái tinh thần và chức năng não, xây dựng cơ bắp và giảm mỡ.

Ngoài ra thì các Amino acid rất dễ phản ứng với nhau, nên tốt nhất là nên uống riêng lẻ. Ví dụ nhé: những chất giúp cải thiện sức khoẻ não bao gồm L-arginine, L-ornithine, L-lysine, L-phenylalanine và L-tyrosine. Tuy nhiên, L-lysine lại cạnh tranh để dành thụ thể tế bào với L-arginine, vì vậy 2 chất này nên uống riêng biệt. Các Amino acid đối kháng khác bao gồm:
- Tryptophan và Phenylalanine hoặc Tyrosine;
- Taurine và Glutamic acid hoặc Aspartic acid;
- Carnitine và Tyrosine;
- Cysteine và Lysine.

Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung Protein mà trong sản phẩm Protein đó có chứa khá nhiều Amino Acid thì cũng không phải quá lo về sự tương tác của các Amino Acid này. Protein thường được sử dụng để hỗ trợ cơ, hơn nữa các chuyên gia của hãng chắc cũng phải có sự nghiên cứu để không gây ra phản ứng trong sản phẩm của mình rồi ^^.

Chiwon nghĩ không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tối ưu hóa mọi thứ mà mình uống. Vì vậy cũng đừng quá lo lắng nếu bạn không thể uống một vài loại TPCN ở thời điểm lý tưởng. Nhưng ít nhất hãy cố gắng các bạn nhé. Ví dụ đừng ngủ nướng nữa, hãy dậy sớm để ăn sáng và bổ sung Vitamin chẳng hạn ^^. 

24 May 2017